Bắc Kinh dung dưỡng Phạm Minh Chính và Lương Cường để làm gì?

Theo suy đoán của giới thạo tin, vào thời điểm hiện nay, vị thế chính trị của Tổng Bí thư Tô Lâm trong Đảng đang dần suy yếu nhanh chóng. Khả năng cao Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có khả năng vượt qua 2 ứng viên hàng đầu là Tô Lâm và Lương Cường, trở thành Tổng Bí thư tại Đại hội Đảng 14 sẽ diễn ra vào đầu năm 2026.

Được biết, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương sẽ khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Khóa 13, sớm hơn một tháng so với dự kiến.

Hiện có tin đồn cho rằng, với sự tham vấn và thống nhất cao của các nguyên lãnh đạo, và lãnh đạo đương nhiệm, Hội nghị Trung ương lần thứ 11, theo dự kiến, sẽ xem xét miễn nhiệm Tổng Bí thư Tô Lâm. Lý do là vì, việc cải cách tinh gọn bộ máy thiếu tính toán và nhất quán, đã gây ra sự bất ổn mang tính hệ thống tại thời điểm hiện nay. Cũng như, ông Tô Lâm trên cương vị người đứng đầu của Đảng, trong một thời gian dài đã liên tiếp vi phạm các quy định của Đảng trong công tác sắp xếp và đề bạt cán bộ cấp cao.

Theo giới phân tích, Chủ tịch Tập Cận Bình và Ban lãnh đạo Bắc Kinh luôn duy trì lợi ích chiến lược của Trung Quốc, khi chủ trương duy trì mối quan hệ mật thiết với một số nhân vật thân Trung Quốc trong bộ máy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ trước đến nay, các nhân vật thân Trung Quốc có thể kể đến cố Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hay Phạm Minh Chính trước đây, và mới nhất là Chủ tịch nước Lương Cường. Công luận đặt câu hỏi, Ban lãnh đạo Trung Nam Hải đã và đang dung dưỡng cho những nhân vật vừa kể với mục đích gì?

Ông Tô Lâm, trong một thời gian dài đã liên tiếp vi phạm Điều lệ Đảng, trong công tác sắp xếp và đề bạt cán cán bộ cấp cao, nhằm mục đích củng cố quyền lực của ông trước Đại hội Đảng 14, dự kiến diễn ra vào tháng 1/2026.

Cụ thể, ông Tô Lâm đã đưa các thứ trưởng Bộ Công an như Lương Tam Quang, Nguyễn Duy Ngọc thăng tiến vượt bậc khi chưa đủ tiên chuẩn. Nghiêm trọng hơn, ông Tô Lâm đề bạt, phong chức cho một số tướng lĩnh quân đội cao cấp, vốn là đồng hương Hưng Yên của ông, như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến, hay Tư lệnh Quân khu 1 Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái.

Có ý kiến cho rằng, việc bổ nhiệm trái quy định kể trên của Tổng Bí thư Tô Lâm, không chỉ động chạm đến quyền lợi của các lãnh đạo cấp cao thân Trung Quốc, mà còn khiến cho Ban lãnh đạo Bắc Kinh hết sức không hài lòng.

Trung Quốc trong việc duy trì và củng cố ảnh hưởng của mình tại Việt Nam, với kỳ vọng củng cố ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc tại Việt Nam, nhằm giảm thiểu đối sự đối kháng của Việt Nam trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Đồng thời, Trung Quốc muốn ngăn chặn sự ảnh hưởng của phương Tây, đặc biệt là Mỹ đối với hệ thống chính trị của Việt Nam.

Việc củng cố mối quan hệ với các nhân vật thân Trung Quốc trong Ban lãnh đạo Việt Nam, là cách Bắc Kinh làm giảm đà xoay trục của ông Tô Lâm sang phương Tây.

Hơn nữa, các lãnh đạo thân Trung Quốc có thể giúp thúc đẩy các dự án kinh tế có lợi cho Bắc Kinh, bằng việc ưu tiên các nhà thầu Trung Quốc trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng lớn của Việt Nam.

Những lợi ích lớn của Trung Quốc như vừa liệt kê cho thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình và Ban lãnh đạo Bắc Kinh, được cho là, sẽ phải bằng mọi biện pháp chặn đứng bằng được những tham vọng của Tổng Bí thư Tô Lâm.

“Việc nuôi quân 3 năm để dụng một buổi” của Ban lãnh đạo Trung Quốc lợi hại ra sao? Họ dung dưỡng Phạm Minh Chính và Lương Cường để làm gì?

Mục tiêu cuối cùng đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của ông trùm Tô Lâm, có thể sẽ là câu trả lời cho những câu hỏi trên.

 

Trà My – Thoibao.de