Vì sao “ham của lạ” trở thành lối sống của đại đa số cán bộ công an hiện nay?

Liên tiếp các chuyến công du cấp cao của các quan chức hàng đầu nhà nước trong năm 2024, đã xảy ra các vụ quấy rối tình dục liên quan đến cán bộ an ninh của ngành công an. Đây là điều ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của Bộ Công an, cũng như Tổng Bí thư Tô Lâm.

Điều đó không chỉ cho thấy, tình trạng suy thoái đạo đức trong đội ngũ cán bộ Việt Nam đang là một vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt về lối sống buông thả và thói quen “thích chén của lạ” của các quan chức nhà nước, đặc biệt là các cán bộ trong ngành công an.

Điều khiến công luận ở Việt Nam hết sức bất bình là những tin động trời như vừa kể, đã bị truyền thông nhà nước Việt nam “ém nhẹm”. Đây là một trong những lý do, khiến các quan chức trong bộ máy nhà nước Việt Nam vẫn chứng nào tật ấy.

Trên mạng xã hội của người Việt, có nhiều ý kiến cho rằng, cứ nhìn lại thực trạng lối sống của quan chức Việt Nam, đặc biệt của cán bộ chiến sĩ trong ngành công an, sẽ thấy việc xâm phạm tình dục phụ nữ đã trở thành chuyện hết sức bình thường và công khai. Thậm chí đã trở thành trò giải trí của các quan chức, như chuyện các nữ giáo viên trẻ phải đi tiếp bia, mời rượu cho các quan chức cấp trên ở Hà Tĩnh năm 2016 là một ví dụ.

Tệ nạn này phổ biến đến mức, sau các cuộc chè chén tiệc tùng, các ma men bao giờ cũng có màn gọi là “đi tăng 2”. Đây cũng là cơ hội để các đàn em cấp dưới lấy lòng cấp trên, bằng cách thể hiện sự chăm sóc sự vui vẻ đối với các “quan anh”.

Đặc biệt là các cán bộ ngành công an, chuyện “đi tăng 2”, với thói quen “thích chén của lạ” đã trở thành nếp sống vui thú thường xuyên của họ.

Lối sống buông thả và thói quen “thích chén của lạ” trong một bộ phận cán bộ, bao gồm cả ngành công an, được cho là mặt trái của cơ chế thị trường, và sự du nhập của lối sống thực dụng, hưởng thụ.

Theo giới chuyên gia, câu thành ngữ “cơm no bò cưỡi” của người xưa ám chỉ lối sống nhàn hạ, hưởng thụ, không phải lao động vất vả của một bộ phận rất nhỏ trong xã hội, tương tự như việc ăn no rồi cưỡi bò đi chơi. Tuy nhiên, dưới chế độ hiện nay, lối sống này đã trở thành đại đa số của cán bộ, công chức nhà nước.

Vậy tại sao các quan chức nhà nước, đặc biệt là các cán bộ ngành công an lấy đâu ra tiền nhiều như thế để ăn chơi?

Câu trả lời là hầu hết các cán bộ lợi dụng chức vụ để nhận hối lộ, hoặc tham nhũng trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Do đó, đa số quan chức nhà nước, bao gồm cả cán bộ ngành công an, họ sở hữu khối tài sản lớn, vượt xa mức lương chính thức.

Mặt khác, một số quan chức sử dụng quyền lực để can thiệp vào các hoạt động kinh tế, để nhận “lại quả” từ các dự án đầu tư. Chẳng hạn, trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần của AVG, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã nhận hối lộ đến 3 triệu USD. Theo giới thạo tin, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng có dính líu khá sâu trong vụ án này.

Cựu Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm được cho là một lãnh đạo thiếu phẩm chất và tư cách lãnh đạo. Ông từng ăn món bò dát vàng bằng hàng chục tháng lương, cho nên việc các lính lác ở cấp dưới của ông Tô Lâm vô đạo đức cũng là chuyện quá đỗi bình thường.

Công luận thấy rằng, tình trạng suy thoái đạo đức trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo Việt Nam, bao gồm cả ngành công an, là vấn đề đáng lo ngại.

Lối sống buông thả và thói quen “thích chén của lạ” thường xuyên đã trở thành tật xấu, dẫn đến những vụ việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của lãnh đạo Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Trà My – Thoibao.de